Việc Huawei bán Honor sẽ giúp thương hiệu smartphone giá rẻ này không còn phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã khiến Huawei phải chịu áp lực nặng nề, buộc công ty này phải tìm ra nhiều giải pháp để tồn tại. Và một trong những cách giải quyết đó là việc bán thương hiệu phụ Honor.
Vào hôm 10/11/2020, có thông tin cho rằng thương vụ bán Honor đã được giải quyết, và đến ngày 20/11 Huawei sẽ chính thức công bố ai sẽ trở thành chủ sở hữu mới của thương hiệu smartphone này. Tuy nhiên, trích dẫn các nguồn thạo tin, Reuters đã nêu tên chủ sở hữu mới của Honor.
Đây là một liên minh bao gồm nhà phân phối thiết bị cầm tay Digital China và các quỹ đầu tư của chính quyền Thâm Quyến. Digital China sẽ trở thành một trong hai cổ đông lớn nhất của Honor và cổ phần của công ty này sẽ là 15%.
Ngoài ra, thành phần cổ đông còn có sự góp mặt của ít nhất ba công ty đầu tư được hỗ trợ bởi của chính quyền thành phố Thâm Quyến. Mỗi công ty cũng sẽ nhận được khoảng 10-15% cổ phần.
Sau khi mua lại Honor, các chủ sở hữu mới có kế hoạch giữ lại hầu hết đội ngũ quản lý và hơn 7.000 nhân viên của Honor. Trong vòng 3 năm tới, công ty dự kiến sẽ phát hành đợt IPO ra công chúng.
Theo Reuters, thỏa thuận mua lại này có giá trị lên tới 100 tỷ NDT, tương đương 15,2 tỷ USD. Các tài sản được bàn giao sẽ bao gồm thương hiệu, khả năng nghiên cứu và phát triển cũng như quản lý chuỗi cung ứng.
Huawei thành lập Honor vào năm 2013 nhưng chủ yếu hoạt động độc lập thông qua công ty con. Các nhà phân tích cho biết việc thoái vốn sẽ giúp Honor không còn chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
Honor bán smartphone trên website và các nhà bán lẻ bên thứ ba ở Trung Quốc. Đối thủ trong cùng phân khúc với họ chủ yếu là Xiaomi, Oppo và Vivo. Ngoài ra, thương hiệu này cũng có mặt ở Đông Nam Á và châu Âu.
Theo ước tính của Canalys, smartphone Honor chiếm 26% trong số 51,7 triệu thiết bị cầm tay của Huawei trong quý III/2020.Thị phần smartphone: Huawei sẽ tụt xuống vị trí số 7 vào năm 2021
Sau ba năm suy thoái liên tiếp trong giai đoạn 2018-2020, các lô hàng điện thoại thông minh toàn cầu được dự đoán sẽ tăng vào năm tới nhờ việc triển khai tích cực các mạng di động thế hệ thứ năm trên thế giới.
Theo Digitimes Research, nhu cầu về điện thoại thông minh 5G sẽ tăng lên trong vòng 5 năm tới, do phạm vi phủ sóng mạng 5G được mở rộng. Việc các thiết bị 5G giá rẻ xâm nhập mạnh mẽ vào các thị trường mới nổi cũng sẽ thúc đẩy các lô hàng smartphone toàn cầu với hơn 1,5 tỷ chiếc vào năm 2023 và 1,7 tỷ chiếc vào năm 2025 – Digitimes Research dự đoán.
Vào năm 2021, Samsung và Apple có thể là hai nhà sản xuất smartphone hàng đầu, tiếp theo là Oppo, Vivo và Xiaomi. Transsion một nhà sản xuất khác đến từ Trung Quốc, chuyên bán điện thoại cấp thấp dưới các thương hiệu như Tecno, Itel và Infinix ở Châu Phi và Nam Á sẽ đứng thứ sáu. Do lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ, Digitimes dự đoán Huawei sẽ tụt xuống hạng 7.
Nguồn: GizChina