Dịch Covid-19 đã thay đổi chúng ta như thế nào?

Đại dịch Covid-19 bùng nổ đã gây ra thiệt hại lớn cả về người và của tại tất cả các quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù ở Việt Nam, Covid-19 đã được kiểm soát nhưng chúng ta vẫn không thể lơ là. Vậy Covid đã thay đổi cuộc sống của chúng ta thế nào? Cùng điểm qua bài tổng hợp dưới đây của Simiphone.net!

Thói quen tiêu dùng mới

Dịch bệnh đã thúc đẩy sự dịch chuyển số từ các cửa hàng truyền thống sang thương mại điện tử, từ tiền mặt sang ví điện tử. Mọi người cũng quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe, vệ sinh và y học cổ truyền.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó chủ tịch phụ trách phía Nam Hiệp hội Thương Mại điện tử VECOM, nhận định, thói quen thanh toán, mua hàng bằng tiền mặt bị COVID-19 làm ảnh hưởng, thay đổi. 

Theo ông Dũng, khi người dân hạn chế mua sắm tại siêu thị, chợ và tạp hoá. Online là những kênh được lựa chọn thay thế, song song đó là tích cực thanh toán không dùng tiền mặt hơn. 

“Nếu trước kia sự chuyển đổi này còn khó khăn thì thông qua mùa dịch việc thay đổi tiến hành nhanh hơn do môi trường bắt buộc”, ông Dũng nói.

Thống kê 4 sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam cho thấy lượng truy cập mua sắm trên sàn thương mại điện tử kể từ khi dịch diễn ra đã tăng hơn 150% so với cùng kì năm 2019. 

 Mỗi ngày có khoảng 4 triệu lượt lượng truy cập các sàn thương mại điện tử mua sắm. Đồng thời, lượng tìm kiếm ứng dụng thanh toán tăng vọt gấp đôi đầu mùa dịch. Mùa dịch này đặt hàng và thanh toán trước qua app cũng tăng dần.

“Thanh toán không tiền mặt tăng nhưng không đột biến vì chưa có chuẩn bị. Những công ty, người bán hàng đã chuẩn bị cho thanh toán online trở thành những “ngư ông” đắc lợi”, ông Dũng nhận định.

Theo ông Dũng, dịch COVID-19 làm thay đổi hoạt động người dân rất nhiều, đặc biệt là trong du lịch, học hành, giải trí, thu nhập, dẫn tới ảnh hưởng đến lượng khách hàng và khả năng chi tiêu trong tương lai. Người bán hàng nên chuẩn bị sẵn sàng những chương trình kích cầu khi dịch kết thúc. 

Vì thế, ông Dũng cho rằng, dịch COVID-19 đã hình thành thói quen mua sắm online và thanh toán online, thanh toán qua app (ứng dụng),  và “thói quen ấy sẽ kéo dài sau dịch”.

Với thị trường internet giá trị trên 20 tỉ USD, ông Dũng cho rằng trong thời gian sắp tới nếu khuyến khích thanh toán không tiền mặt thì cơ quan quản lý sẽ kiểm soát được thuế, minh bạch thông tin.

Ông Đàm Hồng Tiến, giám đốc khối bán lẻ VietinBank, cho biết bên cạnh dịch vụ điện, nước, học phí, với lĩnh vực y tế, VietinBank đã cung ứng dịch vụ cho hơn 130 bệnh viện trong đó có 30 bệnh viện lớn như Từ Dũ, Y dược TP HCM, Bạch Mai… 

Kinh nghiệm triển khai là cần có sự chung tay của ngành y tế, các bệnh viện. Khi làm việc các bệnh viện, VietinBank đưa ra các giải pháp thanh toán giúp giúp cho người bệnh, người nhà bệnh nhân giảm thời gian xếp hàng thăm khám bệnh cũng như thanh toán viện phí. 

Đồng thời, VietinBank cũng giúp cho các bệnh viện giảm tải nhân lực trong công tác thu ngân… VietinBank đang cung cấp 6 nhóm giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho các bệnh viện như chuyển khoản, POS, QR, thanh toán bẳng thẻ thăm khám bệnh viện… 

VietinBank đẩy mạnh giải pháp thanh toán là thẻ khám bệnh việnm, theo đó ngân hàng và bệnh viện kết hợp đặt máy in thẻ ngay tại bệnh viện. Khi bệnh nhân đến thăm khám, có giấy tờ tùy thân thì có thể phát hành ngay thẻ cho khách hàng. Sau khi, khách hàng có thẻ này thì ngân hàng cũng mở tài khoản cho khách hàng. 

Khách hàng có thẻ rồi thì có thể nộp tiền và thẻ. Đi từng khoa, phòng khám khám bệnh thì viện phí sẽ được trừ ngay trên tài khoản mà không phải xếp hàng tại quầy thu viện phí để trả bằng tiền mặt. 

Để triển khai thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong bệnh viện, ngành y tế cần đầu tư xây dựng hệ thống công nghệ thông tin chung cho ngành y tế, để cho các bệnh viện có cơ sở dữ liệu y tế trong toàn quốc.

“Trên thực tế, hiện mỗi thẻ sử dụng cho một bệnh viện. Mỗi người có một thẻ khác nhau. Nếu có cơ sở dữ liệu liên thông cấp quốc gia thì chỉ cần một thẻ chung thì người bệnh có thể sử dụng chiếc thẻ này để đi khám bệnh ở các bệnh viện trên cả nước. Một vướng mắc của các ngân hàng khi đầu tư vào thanh toán y tế thì chi phí rất lớn. Khi cung cấp dịch vụ công thì cần có bù đắp chi phí đầu tư nên cần có cơ chế tài chính, hướng dẫn các bệnh viện thanh toán các khoản chi phí dịch vụ”, ông Tiến nói.

Thói quen sử dụng điện thoại

Đại dịch khiến chúng ta ở nhà thường xuyên, ít ra ngoài và có những hoạt động hơn nên thói quen hàng ngày, bao gồm việc sử dụng thiết bị công nghệ cũng thay đổi theo. Khảo sát của Kantar nói rằng những thay đổi này bao gồm cả vĩnh viễn và tạm thời, tức là sau giãn cách thì mọi thứ sẽ trở lại bình thường.

Việc sử dụng các dịch vụ bản đồ và GPS giảm mạnh do nhiều người ở nhà và không đi ra ngoài. Tại châu Âu, lưu lượng sử dụng giảm trong thời kỳ giãn cách nhưng trở lại bình thường sau đó. Còn tại Mỹ, chưa có dấu hiệu phục hồi trong việc dùng bản đồ và GPS.

Về các dịch vụ nhắn tin, do không gặp nhau nên con người phải tìm phương tiện để liên lạc nên các dịch vụ nhắn tin tăng mạnh nhưng sau đó đã trở lại bình thường trong quý này. Các dịch vụ stream nhạc như Apple Music hay Spotify cũng tăng mạnh về lượng người dùng và chưa cho thấy sẽ chững lại. Ở nhà thay vì nghe nhạc thì xem phim nên Netflix hay Apple TV+ cũng tăng tới 14%.

Các ứng dụng về sức khỏe, luyện tập cũng cho thấy rất được quan tâm khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Nhiều người thay vì tới phòng gym thì họ tự tập ở nhà với sự hướng dẫn của các ứng dụng luyện tập. Cuối cùng là ví điện tử và các giao thức thanh toán không chạm, có thể do lo ngại tiếp xúc với tiền giấy sẽ lây bệnh nên người ta cũng chuyển qua dùng việc thanh toán không chạm nhiều hơn trước. So với mức tăng 8% trước đại dịch thì khi đại dịch xảy ra, con số này là 16% và tiếp tục tăng.

Nguồn: 9to5 Mac

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *